Đang online: 11  |   Hôm qua: 1844  |   Lượt truy cập: 1734190
vi  en
Trang chủ > Chia sẻ > Mẫu biểu văn bản
Mẫu biểu văn bản

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP NAM Xác lập quyền sở hữu công nghiệp: - Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá được xác lập quyền sở hữu theo văn bản bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. - Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý tên thương mại được tự động xác lập khi hội đủ các điều kiện quy định mà không phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp

 

Điều kiện hình thức:

Đơn yêu cầu văn bằng bảo hộ

  • Quyền nộp đơn
  • Thực hiện quyền nộp đơn
  • Nguyên tắc nộp đơn

* Quyền nộp đơn

Quyền nộp đơn đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu giáng công nghiệp:

- Tác giả, đồng tác giả

- Người thừa kế

- Người sử dụng lao động

Quyền nộp đơn đối với nhãn hiệu hàng hoá:

- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh hợp pháp

- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất đó không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên.

Quyền nộp đơn đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá:

- Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác đang sản xuất, kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù tại nước, địa phương có tên địa lý (yêu cầu: Đáp ứng điều 7, NĐ 63/CP)

- Cá nhân, pháp nhân nước ngoài đang là chủ văn bằng bảo hộ do nước ngoài cấp thì có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đó để sử dụng cho sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam.

Quyền nộp đơn SC/GPHI, KDCN,NHHH có thể chuyển nhượng cho cá nhân hoặc pháp nhân khác bằng văn bản (giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn).

Quyền nộp đơn đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá không được chuyển nhượng.

* Thực hiện quyền nộp đơn

- Nộp trực tiếp:Việc nộp đơn đựoc thực hiện bởi người có quyền nộp đơn

- Nộp gián tiếp: Việc nộp đơn được uỷ quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

* Nguyên tắc nộp đơn: Áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First to file)

Khái niệm “quyền ưu tiên” được xác lập theo ngày ưu tiên là ngày đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện nội dung (quy định tại các điều 782-786 Bộ luật dân sự)

Đối với sáng chế:

- Là giải pháp kỹ thuật

- Có tính mới thế giới

- Có trình độ sáng tạo

- Có khả năng áp dụng

Đối với giải pháp hữu ích:

- là giải pháp kỹ thuật

- Có tính mới thế giới

- Có khả năng áp dụng

Đối với kiểu dáng công nghiệp:

- Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm

- Có tính mới thế giới

- Dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

Đối với nhãn hiệu hàng hoá:

Là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.

Đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá:

- Là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương có điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt tạo nên tính chất chất lượng đặc thù của các mặt hàng (lưu ý : Tên gọi xuất xứ hàng hóa đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá và đã mất chức năng chỉ dẫn xuất xứ hàng hoá đó thì không được bảo hộ như một đối tượng sở hữu công nghiệp).

Các dấu hiệu không được bảo hộ:

- Các phát minh, các lý thuyết khoa học

- Phương pháp và hệ thồng tổ chức và quản lý kinh tế, giáo dục, giảng dạy, đào tạo, luyện tập vật nuôi.

- Hệ thống ngôn ngữ, ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu, bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ chỉ mang đặc tính thẩm mỹ, không mang đặc tính kỹ thuật.

- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự.

- Giống thực vật, giống động vật.

- Phương pháp phòng bệnh, chuẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người, cho động vật.

- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật, động vật.

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng.

- Hình dáng bên ngoài chỉ mang đặc tính kỹ thuật hoặc do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn được trong quá trình sử dụng.

- Kiểu dáng của sản phẩm chỉ có giá trị thầm mỹ.

- Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt (như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ, chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng).

- Dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

- Dấu hiệu thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng….. mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và sản xuất của hàng hoá, dịch vụ.

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch gây nhầm lẫm hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ.

- Dấu hiệu giống hoặc tương tự với các dấu chất lượng, dấu kiểm tra …. của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, ảnh lãnh tụ…. của Việt Nam và cả nước ngoài nếu không được cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép.

- Các chỉ dẫn xuất xứ không phải là tên địa lý (kể cả dấu hiệu mang tính chất biểu tượng của nước, địa phương là nơi xuất xứ của hàng hoá nhưng không phải là tên địa lý, địa phương đó).

- Tên gọi xuất xứ hàng hoá đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa và đã mất chức năng chỉ dẫn xuất xứ hàng hoá.

Các đối tượng không cần đăng ký gồm:

- Bí mật kinh doanh

- Chỉ dẫn địa lý

- Tên thương mại

- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp).

Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các 4 đối tượng nếu trên không dựa trên Văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu công nghiệp cấp mà sẽ tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện. Cụ thể như sau:

Được bảo hộ dưới dạng là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin về nội dung, không phải dạng tín hiệu hoặc dấu hiệu, không phải là những hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó. Các thành quả này được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

NĐ 54 cũng quy định các thông tin không liên quan đến kinh doanh như bí mật về nhân thân, về quản lý nhà nước, về an ninh quốc phòng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là bí mật kinh doanh.

Được bảo hộ khi đó là những thông tin về nguốn gốc địa lý của hàng hoá thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia được thể hiện trên hàng hoá, bao bì hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc địa lý tạo nên (tránh nhầm lẫn giữa một chỉ dẫn địa lý với một tên gọi xuất xứ hàng hoá, đây là hai đối tượng khác nhau và tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ được bảo hộ dưới hình thức Văn bằng bảo hộ).

Nghị định 54 cũng quy định các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.

Được bảo hộ khi là tập hợp những chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực.

NĐ 54 cũng đã quy định các tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh, tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực :Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại.

  1. liên quan tới sở hữu công nghiệp tự động được bảo hộ khi có thiệt hại hoặc khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Các quyền này bao gồm: Quyền tổ chức cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sử dụng chỉ dẫn thương mại làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của mình mà không được sự đồng ý, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho mình; Quyền buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại; yêu cầu xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

Việc thực hiện quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp có thể thông qua hội người tiêu dùng, hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoặc một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

Do các đối tượng trên được bảo hộ tự động, không thông qua hay không bằng một giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ nào cả cho nên việc có căn cứ bảo hộ các đối tượng nêu trên không chỉ được đặt ra khi xảy ra tranh chấp giữa hai chủ thể giả thuyết là có quyền lợi liên quan cụ thể và khi đó bên nào được bảo vệ sẽ tuỳ thuộc vào số lượng tài liệu chứng minh những bằng chứng thuyết phục có giá trị pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ xác lập quyền sở hữu công nghiệp:

- Tờ khai (theo mẫu do Cục sở hữu công nghiệp ban hành)

- Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích (bản mô tả được nộp phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích đến mức căn cứ vào đó bất cứ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được sáng chế/ giải pháp hữu ích đó.

Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích bao gồm các phần chính như sau: Tên sáng chế/ giải pháp hữu ích, lĩnh vực kỹ thuật được đề cập, tình trạng kỹ thuật của sáng chế/ giải pháp hữu ích (những giải pháp kỹ thuật đã biết); bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích; mô tả vắn tắt các hình vẽ (nếu có); ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích; những kết quả đạt được khi đo áp dụng sáng chế/ giải pháp hữu ích.

- Yêu cầu bảo hộ: Nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ đối với sáng chế/giải pháp hữu ích. Yêu cầu bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng,phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của giải pháp kỹ thuật cần bảo hộ)

- Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích (được nộp nhằm mục đích công bố một cách vắn tắt về bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích. Bản tóm tắt phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin. Bản tóm tắt có thể được minh hoạ bằng hình vẽ đặc trưng nhất.

- Bản vẽ sơ đồ, bản tính toán (không bắt buộc luôn luôn phải có trong một bộ hồ sơ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích), nhằm làm rõ bản chất của sáng chế/giải pháp hữu ích và được thể hiện theo các quy định về vẽ kỹ thuật, trên các hình vẽ chỉ được ghi kích thước cần thiết để làm sáng tỏ bản chất nêu trong phần mô tả, không được sử dụng chữ viết trong hình vẽ trừ những trường hợp rất cần thiết nhưng phải ngắn gọn)

- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên) của đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ lần đầu tiên đã nộp và được xem xét về mặt hình thức xác định ngày nộp đơn hợp lệ, đơn vị hợp lệ và ngày ưu tiên. Đi kèm với yêu cầu này phải có những tài liệu chứng minh hợp pháp. Nếu những tài liệu nói trên là giấy chứng nhận trưng bày triển lãm thì giấy đó phải có các thông tin về tên triển lãm, địa điểm và ngày bắt đầu trưng bày.

Tất cả phải được dịch ra tiếng Việt và phải được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT-SHCN.

- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn không phải là tác giả của sáng chế/giải pháp hữu ích mà là người thụ hưởng quyền nộp đơn của các tác giả đó (những tài liệu này thường là Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…).

- Chứng từ phí, lệ phí.

- Tài liệu khác, nếu có (như : Phiếu báo cáo kết quả tra cứu…).

Đối với đơn kiểu dáng công nghiệp, tài liệu cần thiết gồm:

- Tờ khai ( theo mẫu do Cục SHCN ban hành)

- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (phải chỉ rõ bản chất của kiểu dáng công nghiệp, nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết). Trong bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải có đàu đủ tên kiểu dáng công nghiệp, chỉ số phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp (theo thoả ước Locarno), lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, các kiểu dáng công nghiệp đã biết và liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ.

- Bộ bản vẽ/ ảnh chụp KDCN: 6 bộ gồm ảnh chụp/ hình vẽ phối cảnh và hình chiếu từ các phía để thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Tất cả các ảnh chụp/ bản vẽ thể hiện kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm/ bộ sản phẩm hoặc các phương án khác nhau của kiểu dáng công nghiệp phải có cùng một tỷ lệ, nền của bộ ảnh chụp phải tương phản hoặc không bị lẫn với sản phẩm và phải được chiếu sáng đểu.

- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trên KDCN, nếu trên kiểu dáng công nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá (bản sao GCN ĐK NHHH hoặc tờ khai đơn ĐK NHHH hoặc bản sao đơn ĐK NHHH cùng với kết quả tra cứu nhãn hiệu hàng hoá đó).

- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên: (Bản sao có xác nhận sao y bản chính của Đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm). Các tài liệu này phải dịch sang tiếng Việt và được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT-SHCN.

- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn không phải là tác giả của kiểu dáng công nghiệp mà là người thụ hưởng quyền nộp đơn của các tác giả đó (Giấy chuyển quyền nộp đơn, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)

- Chứng từ phí, lệ phí.

- Tài liệu khác, nếu có:

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tài liệu cần thiết gồm :

- Tờ khai (theo mẫu do cục SHCN ban hành)

- Mẫu nhãn hiệu (kích thước không vượt quá 80mm):

+ Nếu nhãn hiệu xin bảo hộ màu sắc: Nộp 15 mẫu nhãn màu, 5 mẫu đen trắng

+ Nếu nhãn hiệu không xin bảo hộ màu sắc: Nộp 15 mẫu nhãn màu đen trắng.

- Tài liệu xác nhận quyền sử dụng hợp pháp các dấu hiệu đặc biệt (quốc kỳ, quốc huy, ảnh người, tên gọi xuất xứ, địa danh).

- Chứng từ xác nhận hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp: Được xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể (quy chế này được quy định bởi tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng nhãn hiệu đó hoặc bởi chủ nhãn hiệu đó. Trong quy chế phải ghi đầy đủ các quy tắc bắt buộc cho từng thành viên sử dụng nhãn hiệu phải tuân theo, trong đó có quy chế về chất lượng hàng hoá/ dịch vụ mang nhãn hiệu. Kèm theo quy chế đó phải có danh sách các thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể đó).

- Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (Bản sao có xác nhận sao y bản chính, Đơn đầu tiên hoặc giấy chứng nhận trưng bày triển lãm). Các tài liệu này phải được dịch ra tiếng Việt và phải được xác nhận theo điểm 2.3 thông tư 3055/TT –SHCN).

- Chứng từ phí, lệ phí

- Tài liệu khác, nếu có (phiếu báo cáo kết quả tra cứu….)

Đối với Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá , tài liệu cần thiết gồm:

- Tờ khai (theo mẫu do Cục SHCN ban hành)

- Bản thuyết trình chất lượng (chỉ rõ yếu tố để nhận dạng sản phẩm mang tên gọi xuất xứ hàng hoá, các chỉ tiêu, đặc tính chất lượng (màu sắc, thể tồn tại, tỷ lệ các thành phần cấu tạo, đặc trưng cảm quan…) đồng thời phải chỉ ra các phương pháp hay cách thức kiểm định các đặc tính, chất lượng đó. Những đặc tính nói trên phải là đặc thù cho loại sản phẩm sẽ mang tên gọi xuất xứ hàng hoá tương ứng, chỉ ra sự khác biệt về chất lượng sản phẩm sản xuất tại vùng địa lý tương ứng với tên gọi xuất xứ so với chất lượng của sản phẩm cùng loại sản xuất tại vùng khác).

Trường hợp người nộp đơn thông qua tổ chức Đại diện SHCN, ngoài các tài liệu nêu trên cần có thêm Giấy uỷ quyền đại diện cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp mà mình lựa chọn.

Quy trình xem xét đơn:

Thời gian xem xét hình thức là 3 tháng tính từ ngày đơn đến Cục sở hữu công nghiệp ghi trên dấu nhận đơn. Nếu đơn không có thiết sót, Cục SHCN sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và công bố đơn trên công báo SHCN.

(Theo quy định tại điều 18.2 và điều 31.2.a nghị định 63/CP, mọi đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được công nhận hợp lệ đều được Cục SHCN công bố trên công báo SHCN. Điều này tạo thuận lợi cho những người có quyền và lợi ích liên quan có cơ hội có ý kiến về việc có hay không nên cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng nêu trong đơn. Đặc biệt đối với những người đó cũng như đối với cơ quan xác lập quyền, thủ tục phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ sẽ hữu ích và thuận tiện hơn nhiều so với thủ tục yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đã cấp.

- Đơn sáng chế

+ Việc XNND chỉ được thực hiện khi cục SHCN nhận được yêu cầu xem xét nội dung và phí xem xét nội dung từ người nộp đơn trong vòng 42 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn.

+ Thời gian xem xét nội dung đơn sáng chế là 18 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp đơn.

- Giải pháp hữu ích

+ Việc XNND chỉ được thực hiện khi cục SHCN nhận được yêucầu xem xét nội dung và phí xem xét nội dung từ người nộpđơn trong vòng 36 tháng tính từ ngày ưu tiên của đơn.

+ Thời gian xem xét nội dung đơn giải pháp hữu ích là 9 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu của người nộp đơn.

- Đơn nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.

Thời gian xem xét nội dung là 9 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

- Đơn xuất xứ hàng hoá.

Thời gian xem xét nội dung là 6 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

(Trong trường hợp xem xét đơn, người nộp đơn có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Cục sở hữu công nghiệp sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn. Việc sửa đổi bổ sung không được làm thay đổi bản chất đối tượng, không được mở rộng phạm vi bảo hộ).

 

 

Hệ thống đang xử lý. Vui lòng đợi!